Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

KHI NÀO NGƯỜI THAM Ô TÀI SẢN ĐƯỢC THOÁT ÁN TỬ HÌNH?

1. Tội tham ô tài sản là gì? Xử lý tội tham ô tài sản?


Theo quy định tại Điều 353 BLHS năm 2015 thì tham ô tài sản có thể hiểu là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Tài sản này bao gồm tài sản của nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức trong nhà nước hoặc là tài sản của các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước.


Người tham ô tài sản thuộc 01 trong 03 trường hợp sau đây mới phạm tội tham ô tài sản:

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tham ô tài sản mà còn vi phạm.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị kết án về một trong các tội: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.


Chủ thể của Tội tham ô tài sản là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước, từ đủ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 12, Điều 21 BLHS năm 2015).


Tùy theo tính chất, mức độ phạm tội mà người phạm tội tham ô tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với các khung hình phạt được quy định tại Điều 353 BLHS năm 2015, trong đó hình phạt tù cao nhất là tù chung thân; Mức phạt cao nhất là tử hình.

Người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 353 BLHS năm 2015 đó là bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.


2. Tham ô tài sản bị tử hình trong trường hợp nào?


Theo quy định tại Khoản 4 Điều 353 BLHS năm 2015, người phạm tội tham ô tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây thì có thể bị tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.


3. Khi nào người tham ô tài sản được thoát án tử hình?


Theo khoản 3 Điều 40 BLHS 2015, người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn sẽ không phải thi hành án tử hình.


Ngoài ra, theo khoản 2 điều 5 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, trong quá trình tố tụng, người phạm tội tham ô tài sản đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô và đã hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm, hoặc lập công lớn, thì không bị áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt mà họ bị truy tố, xét xử.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !