Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀM NGƯỜI PHIÊN DỊCH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ?

Tại Điều 29 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về sử dụng tiếng nói và chữ viết như sau:


"Điều 29. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự

Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trường hợp này phải có phiên dịch."


Vì điều luật này có quy định rõ rằng người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình. Vậy nên có những trường hợp người tham gia tố tụng không biết nói, không thể sử dụng hoặc không thể nói, không thể sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt thì lúc này sẽ cần tới người phiên dịch, dịch thuật.


Tại Điều 263 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về trường hợp cần người phiên dịch như sau:


"Điều 263. Phiên dịch tại phiên tòa

1. Trường hợp bị cáo, bị hại, đương sự, người làm chứng không biết tiếng Việt, là người câm, người điếc thì người phiên dịch phải dịch cho họ nghe, hiểu lời trình bày, các câu hỏi, câu trả lời tại phiên tòa, nội dung quyết định của Hội đồng xét xử và các vấn đề khác có liên quan đến họ.

2. Người phiên dịch phải dịch lời trình bày, câu hỏi, câu trả lời của những người quy định tại khoản 1 Điều này ra tiếng Việt cho Hội đồng xét xử và người khác tham gia phiên tòa cùng nghe."


Khoản 5, khoản 6 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:


"Điều 70: Người phiên dịch, dịch thuật

...

5. Việc thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật do cơ quan yêu cầu phiên dịch, dịch thuật quyết định.

6. Những quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với người biết được cử chỉ, hành vi của người câm, người điếc, chữ của người mù."

 

Trường hợp nào cần phải có người phiên dịch trong vụ án hình sự?


Theo Điều 263 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về các trường hợp phải có người phiên dịch tại phiên tòa hình sự như sau:


- Trường hợp bị cáo, bị hại, đương sự, người làm chứng không biết tiếng Việt;


- Trường hợp bị cáo, bị hại, đương sự, người làm chứng là người câm, người điếc.


Người phiên dịch phải dịch cho họ nghe, hiểu lời trình bày, các câu hỏi, câu trả lời tại phiên tòa, nội dung quyết định của Hội đồng xét xử và các vấn đề khác có liên quan đến họ.


Người phiên dịch phải dịch lời trình bày, câu hỏi, câu trả lời của bị cáo, bị hại, đương sự, người làm chứng không biết tiếng Việt hoặc bị câm, điếc ra tiếng Việt cho Hội đồng xét xử và người khác tham gia phiên tòa cùng nghe.


Theo quy định của pháp luật hiện hành, hiện nay chưa có quy định về việc người phiên dịch, người dịch thuật khi tham gia tố tụng hình sự có cần văn bằng, chứng chỉ không. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì hiện nay, người phiên dịch, dịch thuật chỉ cần có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu. Dù không quy định về việc người phiên dịch, dịch thuật cần phải có văn bằng, chứng chỉ hay không song Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam vẫn có những quy định về quyền và nghĩa vụ liên quan tới người phiên dịch, dịch thuật. Đây được xem là sự linh hoạt, mềm dẻo trong pháp luật Việt Nam.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !