Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CÓ ĐƯỢC SỬ DỤNG THẺ APEC TẠI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN TẠI VIỆT NAM

Thẻ doanh nhân APEC (ABTC) là gì?

Theo Điều 1 Quy chế về việc cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC ban hành kèm theo Quyết định 45/2006/QĐ-TTg quy định như sau:

Thẻ đi lại của doanh nhân APEC (sau đây viết tắt là thẻ ABTC) là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước và vùng lãnh thổ tham gia Chương trình thẻ đi lại của doanh nhân APEC cấp cho doanh nhân của mình để tạo thuận lợi cho việc đi lại thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ; tham dự các hội nghị, hội thảo và các mục đích kinh tế khác tại các nước và vùng lãnh thổ thuộc APEC tham gia Chương trình. Người mang thẻ ABTC, khi nhập cảnh, xuất cảnh các nước và vùng lãnh thổ có tên ghi trong thẻ thì không cần phải có thị thực của các nước và vùng lãnh thổ đó.

Thẻ đi lại của doanh nhân APEC được hiểu như thế nào?

Tại Điều 2 Quy chế về việc cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC ban hành kèm theo Quyết định 45/2006/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 1 Quyết định 54/2015/QĐ-TTg quy định như sau:

  1. Thẻ ABTC có thời hạn sử dụng 05 năm, kể từ ngày cấp và không được gia hạn; trường hợp thẻ ABTC hết thời hạn sử dụng sẽ được cấp thẻ mới.

  2. Thẻ ABTC chỉ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh khi người mang thẻ xuất trình kèm theo hộ chiếu hợp lệ. Mỗi lần nhập cảnh, người mang thẻ ABTC được các nước và vùng lãnh thổ thành viên cấp chứng nhận tạm trú theo thời hạn quy định của các nước hoặc vùng lãnh thổ đó.

Người mang thẻ ABTC, khi nhập cảnh, xuất cảnh các nước và vùng lãnh thổ có tên ghi trong thẻ thì không cần phải có thị thực của các nước và vùng lãnh thổ đó.

Thẻ ABTC có thời hạn sử dụng 05 năm, kể từ ngày cấp và không được gia hạn; trường hợp thẻ ABTC hết thời hạn sử dụng sẽ được cấp thẻ mới.

Một số lưu ý về thẻ APEC

Thẻ APEC không được gia hạn nhưng được cấp lại trong những trường hợp sau đây:

  • Khi thẻ ABTC bị mất và doanh nhân đề nghị cấp lại.

  • Khi thẻ ABTC bị hỏng và doanh nhân đề nghị cấp lại.

  • Thẻ ABTC còn giá trị sử dụng nhưng doanh nhân đề nghị cấp lại.

  • Khi doanh nhân được cấp hộ chiếu mới thì cũng phải cấp lại thẻ ABTC cho phù hợp với nội dung mới của hộ chiếu.

  • Bị cơ quan có thẩm quyền của một nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên ghi trong thẻ ABTC trở lên thông báo không còn giá trị để nhập cảnh.

  • Có kết luận của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Cơ quan thi hành án các cấp về việc doanh nhân không vi phạm pháp luật hoặc đã chấp hành xong các nghĩa vụ quy định pháp luật.

Doanh nhân Việt Nam bị mất thẻ ABTC phải thông báo cho cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an biết để hủy giá trị sử dụng thẻ APEC và thông báo cho các nước hoặc vùng lãnh thổ việc hủy giá trị của thẻ bị mất.

Doanh nhân nước ngoài đề nghị được cấp thẻ ABTC để nhập cảnh Việt Nam phải thông qua cơ quan nào để làm thủ tục?

Theo Điều 9 Thông tư 28/2016/TT-BCA quy định về việc xét duyệt nhân sự cấp thẻ ABTC cho doanh nhân nước ngoài như sau:

  1. Doanh nhân nước ngoài đề nghị được cấp thẻ ABTC để nhập cảnh Việt Nam phải thông qua cơ quan có thẩm quyền của nền kinh tế thành viên mà người đó là công dân để làm thủ tục (trường hợp doanh nhân nước ngoài thường trú tại Hồng Kông phải thông qua cơ quan có thẩm quyền của Hồng Kông).

  2. Cơ quan có thẩm quyền của nền kinh tế thành viên gửi dữ liệu đầy đủ nhân thân của người đề nghị cấp thẻ ABTC đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông qua hệ thống xử lý hồ sơ xét duyệt của khối APEC.

  3. Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, trao đổi kết quả xét duyệt cấp thẻ ABTC với cơ quan có thẩm quyền của nền kinh tế thành viên theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 45/2006/QĐ-TTg.

Theo đó, doanh nhân nước ngoài đề nghị được cấp thẻ ABTC để nhập cảnh Việt Nam phải thông qua cơ quan có thẩm quyền của nền kinh tế thành viên mà người đó là công dân để làm thủ tục (trường hợp doanh nhân nước ngoài thường trú tại Hồng Kông phải thông qua cơ quan có thẩm quyền của Hồng Kông).

Các nền kinh tế nào tham gia chương trình Thẻ đi lại của Doanh nhân APEC?

Các nền kinh tế là thành viên APEC tham gia trọn vẹn chương trình bao gồm: Úc, Brunel, Darussalam, Chile, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Nga, Singapore, Đài Bắc thuộc Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam, Canada và Mỹ là các thành viên trong giai đoạn chuyển tiếp.

Điều kiện để được xét cho phép sử dụng thẻ ABTC

  • Doanh nhân đang làm việc thực tế tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

  • Có nhu cầu đi lại thường xuyên, ngắn hạn để thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ hoặc tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các mục đích kinh tế khác tại các nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên APEC.

  • Doanh nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp phải có các hoạt động ký kết, hợp tác kinh doanh trực tiếp với đối tác nước ngoài hoặc vùng lãnh thổ thành viên tham gia Chương trình thẻ đi lại doanh nhân APEC.

  • Doanh nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp đã có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên, chấp hành đúng quy định của pháp luật về thương mại, thuế, hải quan, lao động và bảo hiểm xã hội.

  • Doanh nhân phải từ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự.

  • Không thuộc các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Những chức vụ nào trong doanh nghiệp được làm thẻ Doanh nhân APEC (thẻ ABTC)?

Nhóm 1: Doanh nhân Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp Nhà nước

  • Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.

  • Thành viên Hội đồng thành viên; Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc; Giám đốc, Phó giám đốc các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; Giám đốc, Phó giám đốc các ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng.

  • Kế toán trưởng, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, ngân hàng; Trưởng chi nhánh của doanh nghiệp hoặc chi nhánh ngân hàng.

Nhóm 2: Doanh nhân Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty.

  • Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hợp tác xã hoặc liên hợp tác xã.

  • Kế toán trưởng, Trưởng phòng trong các doanh nghiệp; Trưởng chi nhánh của các doanh nghiệp và các chức danh tương đương khác.

Việc cấp chứng nhận tạm trú cho doanh nhân nước ngoài sử dụng thẻ ABTC nhập cảnh Việt Nam được quy định như thế nào?

Theo Điều 10 Thông tư 28/2016/TT-BCA quy định về cấp chứng nhận tạm trú cho doanh nhân nước ngoài như sau:

  1. Người sử dụng thẻ ABTC nhập cảnh Việt Nam được đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu quốc tế cấp chứng nhận tạm trú 90 ngày cho mỗi lần nhập cảnh.

  2. Trường hợp thẻ ABTC còn thời hạn dưới 90 ngày thì cấp chứng nhận tạm trú bằng thời hạn của thẻ.

  3. Trường hợp doanh nhân bị mất hộ chiếu và đã được cơ quan có thẩm quyền của nền kinh tế thành viên mà mình là công dân cấp hộ chiếu mới thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp tạm trú bằng thời hạn chứng nhận tạm trú đã cấp tại cửa khẩu.

Theo đó, doanh nhân nước ngoài sử dụng thẻ ABTC nhập cảnh Việt Nam được đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu quốc tế cấp chứng nhận tạm trú 90 ngày cho mỗi lần nhập cảnh.

Trường hợp thẻ ABTC còn thời hạn dưới 90 ngày thì cấp chứng nhận tạm trú bằng thời hạn của thẻ.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !