Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

LỖI LÀ GÌ? PHÂN BIỆT GIỮA LỖI CỐ Ý VÀ LỖI VÔ Ý?

1. Lỗi là gì? 


Nguyên tắc có lỗi là một trong những nguyên tắc cơ bản của ngành luật Hình sự. Việc xác định lỗi của một người khi người đó có hành vi gây thiệt hại cho xã hội là một trong những dấu hiệu đặc trưng; đồng thời là một trong những căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự. 


Để hiểu rõ hơn thì chúng ta cần xét đến khái niệm lỗi. 

“Lỗi là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm phản ánh chủ thể đã lựa chọn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi có đủ điều kiện lựa chọn thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.”


Theo BLHS 2015, một người được coi là có tội khi thỏa mãn cấu thành tội phạm cụ thể. Nghĩa là phải thỏa mãn 4 dấu hiệu tội phạm như sau: Mặt chủ thể, mặt khách thể, mặt khách quan và mặt chủ quan. Trong đó, chủ quan phát sinh trong ý thức của người phạm tội mà lỗi chính là yếu tố được cấu thành. 


Chỉ người nào có lỗi trong việc thực hiện tội phạm (lỗi cố ý và lỗi vô ý) mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, lỗi sẽ không được xác định không đủ năng lực trách nhiệm hình sự hoặc các trường hợp được loại trừ lỗi (phòng vệ chính đáng, sự kiện bất khả kháng,...)


Lỗi bao gồm: Lỗi cố ý và lỗi vô ý. Ranh giới của các loại lỗi rất mờ nhạt do có những tội tương tự nhau và khá khó để phân biệt. Do đó, việc xác định và phân biệt các loại lỗi là vô cùng quan trọng vì đây là cơ sở định tội chính xác. 


2. Phân biệt giữa lỗi vô ý và lỗi cố ý 


BLHS có các quy định về lỗi vô ý và lỗi cố ý như sau: 


Điều 10. Cố ý phạm tội

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:


1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;


2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.


Điều 11. Vô ý phạm tội

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:


1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.


2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.”



 

CỐ Ý 

VÔ Ý 

 

Cố ý trực tiếp

Cố ý gián tiếp 

Vô ý do cẩu thả 

Vô ý do quá tự tin

Cơ sở pháp lý 

Khoản 01 Điều 10 BLHS 2015

Khoản 02 Điều 10 BLHS 2015

Khoản 01 Điều 11 BLHS 2015 

Khoản 02 Điều 11 BLHS 2015

Nội dung 

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Lý trí của chủ thể 

Nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra 

Nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả có thể xảy ra. 

Không mong muốn nhưng vẫn có ý để mặc cho hậu quả xảy ra. 

Thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc nếu xảy ra thì vẫn có thể ngăn ngừa được. 

Không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. 

Nguyên nhân 

Cố ý 

Cố ý 

Do cẩu thả 

Do quá tự tin vào khả năng của mình 



Qua bài viết trên, có thể thấy được yếu tố lỗi là một trong những dấu hiệu quan trọng quyết định cấu thành tội phạm. Tuy nhiên việc xác định có lỗi hay không không được tiến hành độc lập. Mà bắt buộc phải kết hợp với việc xem xét các hành vi, hoàn cảnh, các điều kiện khách quan, năng lực chủ thể,... để có thể đưa ra được các kết luận chính xác nhất, đúng người, đúng tội. 


LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !