Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

BỎ CHẠY KHI CẢNH SÁT GIAO THÔNG YÊU CẦU DỪNG XE BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

1. Bỏ chạy khi cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe có vi phạm pháp luật?


Căn cứ Khoản 2 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 về chấp hành báo hiệu đường bộ quy định khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.


=> Như vậy, người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông tức cảnh sát giao thông trong trường hợp có yêu cầu dừng xe. Nếu người tham gia giao thông bỏ chạy khi cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe thì hành vi này được xem là vi phạm pháp luật.


2. Bỏ chạy khi cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe bị xử lý như thế nào?


Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi và loại phương tiện mà người bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức khác nhau. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt được đặt ra với người vi phạm cụ thể:


- Đối với xe tô tô và các loại xe tương tự: Phạt tiền từ 4 triệu đến 6 triệu đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông theo điểm b khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại điểm đ, khoản 34, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP).


Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.



- Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm theo điểm g khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại điểm g, khoản 34, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).



Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung  bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.



- Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông theo điểm d khoản 5 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại điểm d, khoản 34, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).



Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung  bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng.



- Đối với xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông theo điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.


- Với trường hợp điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi vi phạm là không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông theo điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !