Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

MỨC PHẠT CAO NHẤT KHI ĐIỂU KHIỂN XE MÁY CÓ CHỨA NỒNG ĐỘ CỒN LÀ BAO NHIÊU? CÓ BỊ TƯỚC QUYỀN SỬ DỤNG BẰNG LÁI HAY KHÔNG?


1/ Nồng độ cồn là gì?

Nồng độ cồn là chỉ số đo hàm lượng cồn trong các loại đồ uống có cồn như rượu, bia. Khi tham gia giao thông theo quy định tài xế điều khiển phương tiện giao thông chỉ có thể có mức nồng độ cồn nhất định và nếu vượt quá sẽ bị xử phạt. Nồng độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20°C


2/ Thủ tục xử phạt vi phạm

Xử phạt vi phạm về nồng độ cồn thuộc hình thức xử phạt có lập bên bản nên thực hiện theo thủ tục sau:

Bước 1: Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính người có thẩm quyền đang thi hành nhiệm vụ buộc đối tượng chấm dứt hành vi vi phạm.

Bước 2: Người có thẩm quyền tiến hành xác minh tình tiết vụ việc vi phạm. Xác minh tình tiết mức độ vi phạm của đối tượng:Tiến hành đo nồng độ cồn trong máu hoặc trong khí thở.

Bước 3: Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính. Mẫu biên bản đã được quy định và gửi 01 bản cho đối tượng vi phạm. trong trường hợp đối tượng vi phạm là người chưa thành niên thì còn phải gửi thêm 01 bản cho cha mẹ hoặc người giám hộ. Nếu thẩm quyền xử phạt xử phạt không thuộc hoặc vượt quá thẩm quyền của người lập biên bản thì phải gửi biên bản lên cơ quan có thẩm quyền xử phạt

Bước 4: Người có thẩm quyền có trách nhiệm giải trình bằng văn bản hoặc giải trình trực tiếp cho những thắc mắc của đối tượng vi phạm. 


Thời gian chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đối tượng nhận được quyết định xử phạt vi phạm; trường hợp trong quyết định xử phạt vi phạm có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì áp dụng theo thời hạn quy định đó;


3/ Mức phạt vi phạm như thế nào?

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, hành vi điều khiển mô tô, xe máy (gồm cả xe máy điện) mà trong hơi thở hoặc máu có nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền từ 2-8 triệu đồng. Ngoài ra còn bị tước GPLX từ 10-24 tháng.



Cụ thể tại Điều 6 của Nghị Định này quy định về “Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ”, cho hành vi điểu khiển xe máy có chứa nồng độ cồn như sau:


Nhóm thứ nhất, được quy định tại Điểm c Khoản 6 điều này:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm “ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở ”


Nhóm thứ hai, được quy định tại Điểm c Khoản 7 điều này:

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm “ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở”


Nhóm thứ ba, được quy định tại Điểm e Khoản 8 Điều này:

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm “ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở”


Có bị tước quyền sử dụng bằng lái khi xảy ra vi phạm ?

Rất nhiều người trong chúng ta không ít lần cho rằng khi xảy ra vi phạm, cũng chỉ bị xử phạt hành chính đơn giản, cụ thể phạt tiền ở một giới hạn cho phép; nhưng thực tế cho thấy nhận định đó là sai lầm của những cá nhân chưa thực sự hiểu biết rõ pháp luật. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tùy theo mức độ vi phạm nêu trên, và hậu quả tiêu cực nhất là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, cụ thể:  

Nếu thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 6 điều này thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;

Tương tự tại Điểm c Khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;

Và tại Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 8 Điều 6 sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Như vậy, theo quy định nêu trên, người điều khiển xe máy tham gia giao thông mà có chứa nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở thì ngoài việc bị phạt tiền còn có thể bị tước bằng lái xe từ 10 tháng đến 24 tháng, tùy theo mức độ vi phạm.


Cũng lưu ý rằng, quy định về nồng độ cồn xe máy trong hơi thở/trong máu không có mức tối thiểu. Do vậy, khi uống rượu bia tuyệt đối không được lái xe. Điều này không chỉ giúp bạn tránh khỏi việc xử phạt, mà quan trọng hơn cả sẽ giúp chúng ta đảm bảo sự an toàn cho chính bản thân và cả những người xung quanh khi tham gia giao thông. 


LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !