Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀ BAO NHIÊU?

1. Mức thu lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì: Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Mức thu lệ phí cấp giấy phép lao động được quy định khác nhau giữa Hội đồng nhân dân  các tỉnh, dao động từ: 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Đối với thành phố Hồ Chí Minh, thì căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 09/2022/NQ-HĐND về mức thu lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài như sau:

- Cấp giấy phép lao động: Mức thu 600.000 đồng/01 giấy phép.

- Cấp lại giấy phép lao động: Mức thu 450.000 đồng/01 giấy phép.

- Cấp gia hạn giấy phép lao động: Mức thu 450.000 đồng/01 giấy phép.

2. Đối tượng nộp lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài là ai?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 09/2022/NQ-HĐND về đối tượng nộp lệ phí như sau:

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

2. Đối tượng áp dụng

a. Đối tượng nộp lệ phí: Người sử dụng lao động khi làm thủ tục hành chính về cấp giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động, cấp gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

b. Tổ chức thu lệ phí:

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố;

- Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố.

Theo đó, người sử dụng lao động nước ngoài sẽ là người nộp phí thực hiện thủ tục về cấp giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động, cấp gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Người lao động nước ngoài có thể làm việc theo hình thức nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP:

Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây:

- Thực hiện hợp đồng lao động;

- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

- Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;

- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

- Chào bán dịch vụ;

- Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Tình nguyện viên;

- Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;

- Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;

- Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;

- Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

 

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !