Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

BỊ NGÂN HÀNG LÀM LỘ THÔNG TIN GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG THÌ GỬI ĐƠN KHỞI KIỆN ĐẾN TÒA ÁN NÀO? CẦN CHUẨN BỊ GIẤY TỜ GÌ ĐỂ KHỞI KIỆN?

1. Khái niệm về thông tin khách hàng của ngân hàng

Tất cả các thông tin liên quan đến thông tin liên hệ hay lịch sử hoạt động của khách hàng tại ngân hàng đều được coi là thông tin khách hàng. Pháp luật hiện nay quy định khái niệm về thông tin khách hàng tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 117/2018/NĐ-CP như sau: 

“Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng (sau đây gọi là thông tin khách hàng) là thông tin do khách hàng cung cấp, thông tin phát sinh trong quá trình khách hàng đề nghị hoặc được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng cung ứng các nghiệp vụ ngân hàng, sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động được phép, bao gồm thông tin định danh khách hàng và thông tin sau đây:

- Thông tin về tài khoản, thông tin về tiền gửi, thông tin về tài sản gửi;

- Thông tin về giao dịch, thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các thông tin có liên quan khác”.

2. Bị ngân hàng làm lộ thông tin gây hậu quả nghiêm trọng thì gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nào?

Về mặt pháp lý, nếu thông tin của khách hàng tại ngân hàng bị công khai hoặc cung cấp cho bên thứ 3 mà không được cho phép thì khách hàng có thể khởi kiện ngân hàng. Theo nguyên tắc, đối với tranh chấp tài sản bảo đảm tín dụng, có hai trường hợp có thể xảy ra và thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đều thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn có trụ sở, do bị đơn là cơ quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 và Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể được xác định như sau:

Thứ nhất, tranh chấp được xác định là vụ án dân sự thông thường theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 của Bộ luật này nếu hợp đồng tín dụng được xác lập giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức không có đăng ký kinh doanh, và bên vay không sử dụng việc cấp tín dụng vào mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.

Thứ hai, tranh chấp được xác định là vụ án kinh doanh, thương mại theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 cùng Bộ luật nếu hợp đồng tín dụng được xác lập giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận.

Mặt khác, nếu trao đổi, công khai trái phép thông tin tài khoản ngân hàng của nhiều người hoặc thu lợi bất chính từ 20 triệu đồng trở lên, người thực hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng quy định tại Điều 291 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Vì vậy, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà chủ thể làm lộ thông tin tài khoản của khách hàng có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Lúc này, thẩm quyền giải quyết có thể thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi bị đơn có trụ sở, do bị đơn là cơ quan.

3. Giấy tờ và trình tự thủ tục để khởi kiện khi bị ngân hàng làm lộ thông tin gây hậu quả nghiêm trọng

Khi bị ngân hàng làm lộ thông tin gây hậu quả nghiêm trọng, khách hàng có thể khởi kiện ngân hàng và nộp đơn khởi kiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Bên cạnh đó, phải có các tài liệu, chứng cứ đính kèm, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm như:

+ Hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Tài liệu về các lần giải ngân của tổ chức tín dụng;

+ Thông báo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng;

+ Giấy ủy quyền (nếu có)…

Đồng thời, để có giá trị pháp lý và là chứng cứ để Tòa án xem xét giải quyết, các giấy tờ trên phải là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật. Theo Khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, khi nộp đơn (hồ sơ khởi kiện) sẽ nộp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng các phương thức sau: 

+ Trực tiếp tại Tòa án;

+ Gửi qua bưu điện;

+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (nếu có).

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !