Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THI CÔNG XÂY DỰNG?


Hợp đồng thi công xây dựng là gì?

Theo điểm b khoản 2 Điều 140 Luật Xây dựng 2014 thì hợp đồng thi công xây dựng công trình là một trong các loại hợp đồng xây dựng được phân chia theo tính chất, nội dung công việc thực hiện.

Trong đó, Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng. (khoản 1 Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP.

Sự thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng dựa trên nguyên tắc của giao dịch dân sự, các bên tự nguyện, thiện chí và tự do trong giao kết hợp đồng.

Thế nào là tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng?

Có thể hiểu tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng là những bất đồng, mâu thuẫn về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng thi công xây dựng. Tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng có thể phát sinh từ các vấn đề như: do một trong các bên vi phạm tiến độ thanh toán theo hợp đồng; Tranh chấp do không đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình; Tranh chấp về phạt vi phạm trong hợp đồng thi công xây dựng; Tranh chấp do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn; Tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thi công xây dựng

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng

Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được pháp luật quy định như sau:

Thứ nhất, tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác;

Thứ hai, các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng?

Hợp đồng thi công xây dựng về bản chất vẫn là hợp đồng dân sự, do đó cũng sẽ có các biện pháp giải quyết tranh chấp như những hợp đồng dân sự khác như: thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án.

Cụ thể:

  • Thương lượng: là biện pháp được áp dụng đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp ở hầu hết các hợp đồng dân sự. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp tiện lợi, tiết kiệm, kết quả phù hợp với ý chí của các bên. Các bên có thể tiến hành thương lượng dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp tại địa điểm và thời gian phù hợp. Tuy nhiên không có cơ chế bắt buộc hai bên thực hiện những điều hai bên đã thỏa thuận thành.

  • Hòa giải: là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba, độc lập với phương thức tòa án. Theo khoản 2 Điều 45 Nghị định 37/2015/NĐ-CP trong trường hợp các bên tham gia hợp đồng có thỏa thuận giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua hòa giải được thực hiện bởi cơ quan, tổ chức hoặc một, một số cá nhân chuyên gia (gọi chung là ban xử lý tranh chấp), khi đó việc xử lý tranh chấp hợp đồng thông qua ban xử lý tranh chấp được quy định như sau:

  • Ban xử lý tranh chấp có thể được nêu trong hợp đồng tại thời điểm ký kết hoặc thiết lập sau khi có tranh chấp xảy ra. Số lượng thành viên ban xử lý tranh chấp do các bên tự thỏa thuận. Thành viên ban xử lý tranh chấp phải là người có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung tranh chấp, kinh nghiệm trong vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng và hiểu biết về các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng xây dựng.

  • Trong thời hạn hai mươi tám (28) ngày kể từ ngày các bên nhận được kết luận hòa giải của ban xử lý tranh chấp, nếu một bên không đồng ý kết luận hòa giải của ban xử lý tranh chấp thì có quyền phản đối và các tranh chấp này sẽ được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định của pháp luật; trường hợp quá thời hạn nêu trên không bên nào phản đối kết luận hòa giải thì coi như các bên đã thống nhất với kết luận hòa giải. Khi đó, các bên phải thực hiện theo kết luận hòa giải.

  • Chi phí cho ban xử lý tranh chấp được tính trong giá hợp đồng xây dựng và do mỗi bên hợp đồng chịu một nửa, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

  • Trọng tài: để có thể áp dụng phương thức này, các bên phải có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phù hợp với quy định tại Luật Trọng tài 2010. Phán quyết trọng tài là chung thẩm, không phải xét xử nhiều cấp sơ thẩm, phúc thẩm như tòa án

  • Tòa án: là phương thức truyền thống và thường được lựa chọn áp dụng cuối cùng sau khi áp dụng các phương thức trên không đạt hiệu quả. Với vai trò là cơ quan giải quyết tranh chấp mang quyền lực nhà nước, bản án, quyết định giải quyết tranh chấp phải tuân thủ hình thức và trình tự tố tụng chặt chẽ, có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên liên quan.

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !