Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

NGƯỜI GIÁM HỘ LÀ PHÁP NHÂN CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 46 BLDS 2015 thì giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Uỷ ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại Khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

 

Qua cơ sở pháp lý trên, ta có thể thấy được rằng không chỉ cá nhân mà pháp nhân hoàn toàn có thể trở thành người giám hộ, bởi theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 đang có hiệu lực đã nêu rõ, người giám hộ là pháp nhân là hoàn toàn tồn tại, cụ thể tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 48 BLDS 2015 đã nêu: “Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này được làm người giám hộ” “Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người”

 

2. Điều kiện để pháp nhân trở thành người giám hộ 

Tại Điều 50 BLDS 2015 quy định về điều kiện người giám hộ là pháp nhân như sau:

+ Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ:

Theo đó, pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự từ thời điểm được thành lập hoặc được cho phép thành lập đúng quy định.

Riêng trường hợp pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân đó sẽ bắt đầu từ thời điểm được ghi vào sổ đăng ký hoạt động và chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân trong việc giám hộ là khả năng của pháp nhân đó có các quyền, nghĩa vụ dân sự, không bị hạn chế, phù hợp với việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.

Đồng nghĩa, ngành nghề hoặc lĩnh vực hoạt động của pháp nhân đã được phê duyệt phải phù hợp với việc giám hộ người cần được giám hộ.

Ví dụ: Trại trẻ mồ côi giám hộ cho trẻ em mồ côi chưa thành niên khi trẻ em này không có người giám hộ hợp pháp. 

+ Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ

Có thể hiểu điều kiện này như sau, nhiệm vụ, chức năng của pháp nhân phù hợp với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ là có đầy đủ cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực để chăm sóc, nuôi dưỡng và tạo điều kiện tốt nhất cho người được giám hộ.

Đồng thời, khi không còn đủ điều kiện để giám hộ thì có thể thay đổi người giám hộ. Trong đó, với pháp nhân là người giám hộ thì khi pháp nhân chấm dứt tồn tại, việc thay đổi người giám hộ sẽ được thực hiện. Ngoài ra, việc thay đổi người giám hộ còn được thực hiện trong các trường hợp nêu tại Điều 60 Bộ luật Dân sự:

- Người giám hộ không còn đủ các điều kiện để thực hiện việc giám hộ.

- Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ.

- Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm người giám hộ.

Trong 15 ngày kể từ khi có người giám hộ mới trong trường hợp thay đổi người giám hộ, pháp nhân phải chuyển giao việc giám hộ cho người thay thế mình. Việc chuyển giao này phải lập thành văn bản, ghi rõ lý do chuyển giao và tình trạng tài sản, các vấn đề khác liên quan… tại thời điểm chuyển giao.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !