Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÍ NHÃN HIỆU? DỊCH VỤ ĐĂNG KÍ NHÃN HIỆU?


1. Không đăng ký nhãn hiệu - Điều gì có thể xảy ra?

Mọi nhãn hiệu ra đời, thủ tục đầu tiên cần làm là xác lập quyền sở hữu của người sáng tạo với nhãn hiệu đó - điều này được gọi lại đăng ký nhãn hiệu. Cụ thể hơn, đăng ký nhãn hiệu là xác nhận với pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền mình là chủ sở hữu chính thức của loại tài sản trí tuệ này, từ đây pháp luật sẽ bảo vệ để đảm bảo quyền lợi với loại tài sản trí tuệ mà chủ sở hữu nó đã đăng ký. 

Ngoài mục đích được pháp luật ghi nhận quyền sở hữu nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu còn giúp doanh nghiệp hạn chế các hành vi như bắt chước, ăn cắp, làm giả, nhái nhãn hiệu, tiếp cận khách hàng dễ dàng, tạo niềm tin cho nhà đầu tư, đối tác và đặc biệt là tạo tiền đề cho việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

Nếu không đăng ký nhãn hiệu thì sẽ các rủi ro như:

- Có thể bị quyền sử dụng nhãn hiệu nếu đối thủ thực hiện đăng ký trước.
- Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường sử dụng chính nhãn hiệu của chủ sở hữu để lấy đi nguồn khách hàng, điều này sẽ làm mất đi nguồn lợi mang lại từ việc khách hàng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ thông qua nhãn hiệu.
- Không có căn cứ chứng minh quyền sở hữu đối với nhãn hiệu
- Nhãn hiệu biến thành công cụ gây hại cho uy tín doanh nghiệp vì bị kẻ xấu lợi dụng để thực hiện những hành vi kinh doanh trái pháp luật
- Không thể ngăn cản đối tượng vi phạm hoặc nhờ cơ quan chức năng can thiệp để xử lý

- Ngoài ra còn có những thiệt hại khác làm doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất nhiều nếu không tiến hành đăng ký nhãn hiệu.

2.Trình tự, thủ tục đăng kí nhãn hiệu?

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu (Không bắt buộc) 

Bước này được xem là quan trọng nhất trong suốt quá trình nộp đơn và theo dõi đơn nhãn hiệu chia làm các phần như sau:
1. Phân nhóm theo bảng Ni-xơ
2. Tra cứu đánh giá nhãn hiệu trước khi nộp đơn

Cần tra cứu sơ bộ để biết được nhãn hiệu của doanh nghiệp dự định đăng ký có bị trùng hay gây nhầm lẫn hay không (Đường link tra cứu nhãn hiệu sơ bộ).

3. Sau khi nhãn hiệu đã được tra cứu đánh giá bởi chuyên viên của Cục SHTT và nguồn dữ liệu đầy đủ nhất từ Cục SHTT, người nộp đơn sẽ xem xét: nếu nhãn hiệu được đánh giá có khả năng bảo hộ trên 80% trở lên thì nộp đơn; nếu nhãn hiệu bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác thì nên thay đổi rồi tiến hành tra cứu lại (tra cứu đến khi nào nhãn có khả năng bảo hộ trên 80%) thì mới tiến hành thiết kế mẫu và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Việc nộp đơn có thể tiến hành qua Đại diện cục SHTT hoặc tự nộp 

- Tự nộp đơn nhãn hiệu: Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.

- Nộp đơn thông qua dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp: Nộp đơn thông qua văn phòng đại diện sở hữu công nghệp của Cục Sở hữu trí tuệ (liên hệ tại 3 văn phòng của Cục SHTT tại Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh).

*Mục đích nộp đơn: để lấy ngày ưu tiên và quyền ưu tiên (FIRST TO FILE) người nộp đơn đầu tiên

Bước 3: Xét nghiệm hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu (xét nghiệm đơn hợp lệ)

Thời hạn: Từ 1 - 2 tháng từ ngày nộp đơn

Mục đích: Kiểm tra hình thức của đơn có tuân thủ theo các quy định của đơn đăng ký hợp lệ hay không, từ đó ra quyết định chấp nhận đơn hoặc từ chối chấp nhận đơn,

Bước 4: Công bố đơn nhãn hiệu 

Thời gian: Trong 4 tháng từ ngày có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

Mục đích: Thông báo rộng rãi cho các cá nhân, tổ chức khác biết đơn đã được công bố, nếu có ý kiến hoặc hởi kiện đơn thì liên hê Cục SHTT để làm thủ tục phản đổi cấp trong thời gian này. 

Bước 5: Thẩm định nội dung nhãn hiệu
5.1. Thời gian thẩm định nội dung và ra thông báo lần 1

Thời gian: 12 - 14 tháng từ ngày công bố đơn xong 

Mục đích: Cục SHTT xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. 

Trường hợp đơn đáp ứng đủ điều kiện: Cục SHTT ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà người nộp dơn đã đăng ký.

Trường hợp đơn không đáp ứng đủ điều kiện: Cục SHTT ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà người nộp đơn đăng ký. Người nộp đơn xem xét và gửi công văn trả lời hoặc khiếu nại quyết định của Cục SHTT đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình.
5.2. Quyết định cấp văn bằng hoặc từ chối cấp văn bằng nhãn hiệu

Ở bước này có hai trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1 - Cục đồng ý cấp văn bằng nhãn hiệu: Cục sẽ ra 1 Quyết định thông báo Cấp văn bằng, Chủ đơn đóng phí theo hướng dẫn và chờ từ 1-2 tháng Cục sẽ gửi Văn Bằng về Trụ sở cho người nộp đơn. Nếu không đóng phí xem như Chủ đơn bỏ việc đăng ký, và hết thời hạn thông báo nhãn hiệu sẽ không được bảo hộ nữa.


Trường hợp 2 - Cục từ chối cấp văn bằng nhãn hiệu: Cục sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng nhãn hiệu, và Chủ đơn trong vòng 3 tháng có quyền nộp công văn phản đối hoặc đồng ý với quyết định từ chối 1 phần nhãn hiệu này. Nếu xét thấy ý kiến của Cục là hợp lý thì bỏ qua bước này, ngược lại nếu thấy quyết định không hợp lý có quyền ý kiến của mình cho việc đấu tranh để được cấp văn bằng.

Với trường hợp 2, sẽ có hai hướng trả lời từ Cục SHTT:

Hướng 1: Cục đồng ý cấp văn bằng theo ý kiến phản đối của Chủ đơn: Cục SHTT sẽ ra một quyết định thông báo cấp văn bằng, Chủ đơn sẽ đóng phí theo hướng dẫn và cần chờ thêm từ 1 - 2 tháng sẽ nhận được văn bằng về trụ sở cho người nộp đơn. Nếu không đóng phí xem như Chủ đơn bỏ việc đăng ký, hết hạn thời gian thông báo nhãn hiệu thì sẽ không được bảo hộ nữa.

Hướng 2: Từ chối cấp văn bằng do ý kiến không hợp lý: Cục sẽ ra quyết định từ chối văn bằng nhãn hiệu và Chủ đơn không còn khả năng ý kiến mà sẽ làm thủ tục ý kiến với Cục SHTT, với quyết định này thời gian khiếu nại để giải quyết là 12 tháng.

Dịch vụ đăng kí nhãn hiệu của công ty Luật Khang Trí

Với bề dày kinh nghiệm, Luật Khang Trí cam kết sẽ tư vấn và đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất cho Quý khách hàng để góp phần tạo dựng, bảo vệ và gia tăng giá trị thương hiệu của các sản phẩm trí tuệ.

Luật Khang Trí chuyên tư vấn, hỗ trợ thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, thực hiện đăng ký quyền sở hữu trí tuệ theo ủy quyền của khách hàng như:

1. Đại diện lên Cục sở hữu trí tuệ để nộp hồ sơ đăng ký Sở hữu trí tuệ cho khách hàng;

2. Đại diện nhận giấy chứng nhận đăng ký Sở hữu trí tuệ tại Cục sở hữu trí tuệ cho khách hàng.

3. Theo dõi xâm phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tiến hành lập hồ sơ tranh tụng khi cần thiết.

4. Soạn công văn trả lời phúc đáp khi xảy ra tranh chấp sở hữu trí tuệ với các chủ đơn khác.

Về vấn đề chi phí dịch vụ bên Khang Trí sẽ bảo đảm phù hợp cho từng trường hợp cụ thể và tiết kiệm nhất cho khách hàng.

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !