Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐƯỜNG ỐNG THOÁT NƯỚC THẢI SINH HOẠT ĐI QUA NHÀ LIỀN KỀ?

1. Quy định theo pháp luật:

  • Căn cứ theo Điều 251 và Điều 252 quy định: 

“Điều 251. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải

Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng.

   Điều 252. Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề

Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.

Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại.”

  • Mặt khác, Điều 171 Luật Đất đai 2013 cũng quy định như sau: “Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; quyền cấp thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.”

  • Các quy định trên cho thấy chủ sở hữu trong việc thoát nước thải hoàn toàn có thể lắp đặt đường ống thoát nước thải trên phần đất đai liền kề trong trường hợp:

  • Điều kiện tự nhiên kém thuận lợi cho vị trí của bất động sản dẫn đến không thể tự cấp thoát nước trong phạm vi bất động sản của mình

  • Việc thoát nước thải không có cách nào khác ngoài việc xây dựng trên đất liền kề 

  • Phải kiểm soát ở mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề

  • Nhưng trên thực tế luôn có sự tranh chấp trong việc lắp đặt ống nước thải sinh hoạt qua nhà liền kề như: chủ sở hữu không cho, tràn hoặc vỡ ống nước gây ảnh hưởng,… Vậy cách thức giải quyết sẽ như thế nào?

2. Cách thức giải quyết tranh chấp trong việc lắp đặt ống nước thải sinh hoạt qua nhà liền kề:

  • Khi tiến hành lắp đặt thì hai bên tiến hành thoả thuận về việc một bên cho bên kia được tạo một lối cấp, thoát nước qua bất động sản của mình;

  • Trong trường hợp không thoả thuận được, các bên có thể nhờ người có thẩm quyền hoà giải theo quy định của pháp luật về hoà giải cơ sở. Người hoà giải có thể là trưởng thôn, xã, các ban ngành địa phương;

  • Trường hợp không thể hoà giải, có quyền khởi kiện ra Toà án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự để yêu cầu Toà án có thẩm quyền. Toà án quận/huyện nơi cư trú của người bị kiện theo quy định tại Điều 36 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. 

Trên đây là bài tư vấn về vấn đề giải quyết tranh chấp đường ống nước thải sinh hoạt đi qua nhà liền kề. Các bạn có thể xem và tham khảo!

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !