Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

HỆ QUẢ PHÁP LÝ KHI BỊ DOANH NGHIỆP KHÁC MUA LẠI



1. Hệ quả pháp lý chung:

Theo Khoản 4 Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018 quy định: “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại”. Như vậy có thể hiểu, việc mua lại doanh nghiệp tạo ra các hệ quả pháp lý chủ yếu sau: (1) bên mua giành được quyền kiểm soát doanh nghiệp, có thể là quyền kiểm soát cổ phiếu, quyền kinh doanh hoặc tài sản của bên bán; (2) không hình thành nên một pháp nhân mới, mà bên bán sẽ chấm dứt hoạt động đối với phần doanh nghiệp bị mua lại hoặc trở thành công ty con của bên mua. Vậy nên, sau khi hợp đồng có hiệu lực thì bên mua được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của phần doanh nghiệp bên bán bị mua lại.


2. Các hình thức mua bán doanh nghiệp:

Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà khi thực hiện việc bán doanh nghiệp sẽ phát sinh các hệ quả pháp lý nhất định. Do đó cần hiểu rõ các hệ quả pháp lý khi bị doanh nghiệp khác mua lại theo từng hình thức mua bán doanh nghiệp. Dựa trên sự hình thành tư cách chủ sở hữu và cách thức bên bán thực hiện quyền kiểm soát doanh nghiệp, có thể chia hoạt động mua lại thành hai hình thức:


2.1. Mua bán toàn bộ doanh nghiệp:

Việc chủ sở hữu doanh nghiệp bên bán chuyển quyền sở hữu toàn bộ doanh nghiệp của mình cho bên mua dưới các hình thức sau: bán doanh nghiệp tư nhân, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp hoặc cổ phần cho bên nhận chuyển nhượng, được xme là mua bán toàn bộ doanh nghiệp.

Theo đó, sau khi hoàn tất thủ tục theo quy định pháp luật thì chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, bên chuyển nhượng phần vốn góp hoặc cổ phần không còn là chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty mà bên mua lại doanh nghiệp tư nhân, bên nhận chuyển nhượng phần vốn góp hoặc cổ phần sẽ trở thành chủ sở hữu đồng thời có quyền kiểm soát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bị mua lại.

Vậy nên bên mua doanh nghiệp tư nhân hoặc bên nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp, cổ phần phải đăng ký thay đổi thành viên, đăng ký thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp theo quy định tuy nhiên doanh nghiệp bị mua lại vẫn được giữ nguyên tư cách pháp lý và mã số doanh nghiệp. 


2.2. Mua bán một phần doanh nghiệp:

Việc chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu một phần doanh nghiệp cho bên mua để bên mua có quyền kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc ở mức mà theo quy định pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp bị mua lại (theo quy định tại Điều 34 Nghị định 116/2005/NĐ-CP) được xem là mua bán một phần doanh nghiệp.

Theo đó, bên mua có quyền tham gia vào bộ máy quản trị của doanh nghiệp bị mua lại và có số phiếu biểu quyết đủ để quyết định những vấn đề quan trọng cụ thể là hoạt động kinh doanh, nhân sự, tài chính,...

Điểm khác biệt lớn nhất của hệ quả pháp lý giữa việc mua bán một phần và mua bán toàn bộ thể hiện ở việc chủ sở hữu doanh nghiệp bên bán không hoàn toàn từ bỏ tư cách chủ sở hữu của mình mà vẫn đồng thời là chủ sở hữu doanh nghiệp cùng với các chủ sở hữu mới là bên nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp. Đây cũng chính là lý do vì sao doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể tiến hành bán toàn bộ doanh nghiệp chứ không được bán lại một phần, bởi không phù hợp với quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân là “doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”. 


3. Rủi ro pháp lý trong quá trình mua bán doanh nghiệp:

Song song với những lợi ích mang lại từ hoạt động mua lại doanh nghiệp thì kèm theo đó là rất nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro liên quan đến pháp lý. Do đó khi tiến hành mua bán doanh nghiệp thì các bên cần chú ý những vấn đề sau:

Bên cạnh những lợi ích nhất định cho thị trường thì hoạt động mua bán doanh nghiệp cũng có khả năng gây ra nhiều hậu quả tiêu cực khi chuyển hoá đến giai đoạn độc quyền, dẫn đến hạn chế cạnh tranh hoặc triệt tiêu cạnh tranh trên thị trường. Do đó, hoạt động này phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ bởi Luật Cạnh tranh nhằm đảm bảo sự vận hành và bảo vệ lợi ích của thị trường cạnh tranh. Vậy nên khi thực hiện hoạt động này các bên tham gia phải tìm hiểu cũng như đánh giá sơ bộ về tình hình thị trường nhằm giảm thiểu thiệt hại tối đa trong trường hợp được Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định tập trung kinh tế thuộc trường hợp có điều kiện quy định tại Điều 42 hoặc trường hợp bị cấm theo quy định tại Điều 30 Luật Cạnh tranh 2018.

Ngoài ra, rủi ro trong quá trình hoạt động như doanh nghiệp đang bị tạm ngừng, đang nợ thuế hoặc không tuân thủ quy định pháp luật trong quá trình kinh doanh; rủi ro liên quan đến kiện tụng, tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp hoặc giữa doanh nghiệp với cá nhân, tổ chức khác,.. cũng gây ảnh hưởng đáng kể đến sự thành bại của một thương vụ M&A.

Vậy nên khi tiến hành mua hoặc lại doanh nghiệp, bên bán cũng như bên mua cần kiểm tra, đánh giá và cân nhắc một cách cẩn thận nhằm đưa ra quyết định phù hợp nhất với tình hình của doanh nghiệp mình, tránh những hậu quả không cần thiết có thể xảy ra.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến vấn đề “Hệ quả pháp lý khi bị doanh nghiệp khác mua lại” của chúng tôi.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !