Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC NHẬN DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT?

1) Thừa kế theo pháp luật

Như vậy, khi nhắc đến đến thừa kế, mặc định có hai hình thức xuyên suốt bao gồm: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo di chúc cần thiết có một số yêu cầu về nội dung, hình thức, và có yêu cầu về người làm chứng,... nó là một hình thức thừa kế được ưu tiên cao về thừa kế. Tiếp sau đó, thừa kế theo pháp luật chính là hình thức áp dụng sau thừa kế di chúc

Theo Điều 649 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế theo pháp luật như sau:

“Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định” 

Như vậy, theo quy định luật đưa ra, có thể hiểu thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Thừa kế theo pháp luật được sử dụng trong trường hợp người đã mất không để lại di chúc hoặc di chúc để lại vi phạm quy định cấm của pháp luật.


Người để lại di sản có quyền sở hữu với tài sản của mình, sau khi chết, số ài sản đó được chia đều cho những người thừa kế theo đúng quy định của pháp luật. Người được thừa kế theo pháp luật là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và nuôi dưỡng. Những người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi. Mọi người bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế của người chết, thực hiện nghĩa vụ mà người chết chưa thực hiện trong phạm vi di sản nhận.

2) Các trường hợp không được nhận di sản thừa kế theo pháp luật

Như vậy, bản chất của thừa kế theo pháp luật là để tạo ra sự tối ưu trong việc được hưởng quyền lợi của những thế hệ được hưởng di sản trong trường hợp không có di chúc ràng buộc, tuy nhiên không phải bất kì trường hợp nào cũng được hưởng di sản thừa kế, cụ thể tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những người không được quyền hưởng di sản bao gồm:


-Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

Người thừa kế có hành vi cố ý giết người để lại di sản, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản chỉ bị Toà án “tước” quyền thừa kế khi người đó có lỗi cố ý và đã bị kết án bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật.

-Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản

Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng để lại di sản khi người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng với người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật nhưng cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho người đó lâm vào tình trạng khổ sở hoặc nguy hiểm đến tính mạng thì không có quyền hưởng di sản của người đó để lại.

-Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

Người có hành vi giết người trong trường hợp đưa ra sẽ bị tước quyền hưởng di sản thừa kế khi:

+ Hành vi giết người là hành vi cố ý: nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thấy trước hậu quả nguy hiểm của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

+ Mục đích giết người để nhằm chiếm đoạt di sản thừa kế của người khác.

+ Đã có bản án kết án về hành vi cố ý giết người của người đó 

- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Người có các hành vi trên đây nhằm để hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản là những hành vi trái pháp luật cản trở quyền định đoạt của chủ sở hữu thông qua việc để lại di sản thừa kế. Thực hiện các hành vi này là vi phạm ý chí tự do, tự nguyện, vi phạm quyền định đoạt của người lập di chúc. Vì thế, người này bị Tòa án “tước quyền” hưởng di sản thừa kế.

Trên đây là các trường hợp không được quyền hưởng di sản. Tuy nhiên, có một điểm mà quy định luật vẫn chưa thể ràng buộc hết đó là các trường hợp không được quyền hưởng di sản nếu thuộc trường hợp “Người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản không được quyền hưởng di sản nếu đã bị người đó truất quyền hưởng di sản bằng một di chúc có hiệu lực pháp luật.” (cơ sở được đối chiếu dựa trên Điều 644: Người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc)

Pháp luật luôn có những quy định pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của người hưởng thừa kế, tuy nhiên vẫn luôn có rất nhiều hành vi bất xứng với những với những nghĩa vụ mà luật đặt ra, trái với truyền thống văn hóa xã hội nói chung và pháp luật nói riêng. Vì vậy, hiểu rõ những quy định pháp luật để không xảy ra những sự việc tiêu cực trong thừa kế di sản không chỉ là nhiệm vụ của mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Mà còn là nghĩa vụ tất yếu của công dân Việt Nam trong xã hội tôn trọng pháp luật.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !