Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

HIỂU ĐÚNG VỀ CHUNG CƯ VÀ CĂN HỘ

Hiện nay, thị trường bất động sản ngày càng phổ biến và phát triển. Chúng ta vẫn thường nghe nói chung về Căn hộ chung cư, tuy nhiên Căn hộ và Chung cư là khác nhau hay chúng là một Căn hộ chung cư? Bạn viết sau sẽ phân tích một cách chi tiết để chúng ta có thể hiểu rõ hơn khái niệm này.

  1. Căn hộ là gì?

Cho đến nay, vẫn chưa có khái niệm cụ thể nào về định nghĩa căn hộ. Theo cách hiểu đơn giản, thì căn hộ là nơi sinh sống của cá nhân hoặc hộ gia đình, có đầy đủ các chức năng bao gồm: phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp và phòng vệ sinh

  1. Chung cư là gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014, “nhà chung cư được hiểu là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.”

Về mặt bản chất, chung cư và căn hộ gần như không có sự khác biệt nào đáng kể, vì mục đích sử dụng là giống như nhau. Do đó, đa số người vẫn hay có thói quen sử dụng cách gọi chung để đề cập về hai sản phẩm này. 

Phần diện tích, trang thiết bị dùng chung trong nhà chung cư thuộc sở hữu của chủ nhà hoặc là sở hữu chung của tất cả các chủ sở hữu những căn hộ độc lập trong nhà chung cư đó. Phần diện tích chung này là phần sở hữu không thể phân chia.

Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc sử dụng phần diện tích, trang thiết bị dùng chung trong nhà chung cư.

3. Quy định pháp luật về Chung cư

Căn cứ vào Thông tư 02/2016/TT-BXD, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2019/TT-BXD, 8 nguyên tắc quản lý, sử dụng nhà chung cư bao gồm:
1. Nhà chung cư phải được sử dụng đúng công năng, mục đích thiết kế và nội dung dự án được phê duyệt.
2. Việc quản lý, sử dụng nhà chung cư được thực hiện trên cơ sở tự nguyện cam kết, thỏa thuận giữa các bên nhưng không được trái pháp luật về nhà ở, pháp luật có liên quan và đạo đức xã hội.
3. Việc đóng kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư với đơn vị quản lý vận hành trên cơ sở các quy định của pháp luật về nhà ở.
Việc sử dụng kinh phí quản lý vận hành, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư phải bảo đảm đúng mục đích, công khai, minh bạch, theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở và quy chế này; việc đóng góp các khoản phí, lệ phí trong quá trình sử dụng nhà chung cư phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
4. Chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư phải đóng kinh phí bảo trì, kinh phí quản lý vận hành, kinh phí hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư và các khoản phí, lệ phí khác trong quá trình sử dụng nhà chung cư theo quy định của quy chế này và pháp luật có liên quan; phải chấp hành nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư, quy định của pháp luật về nhà ở, quy chế này và pháp luật có liên quan trong quá trình quản lý, sử dụng nhà chung cư.
5. Ban quản trị nhà chung cư thay mặt cho các chủ sở hữu, người đang sử dụng để thực hiện các quyền và trách nhiệm liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở và quy chế này; trường hợp nhà chung cư không bắt buộc phải thành lập Ban quản trị theo quy định của Luật Nhà ở thì các chủ sở hữu, người đang sử dụng tự thỏa thuận phương án quản lý nhà chung cư.
6. Các tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư được giải quyết theo quy định của Luật Nhà ở, quy chế này và pháp luật có liên quan.
7. Mọi hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
8. Khuyến khích chủ đầu tư, Ban quản trị, đơn vị quản lý vận hành, chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong quá trình quản lý, sử dụng, vận hành nhà chung cư.
4. Phân loại căn hộ chung cư
Mục đích của quy định về phân loại căn hộ chung cư là để xác định giá trị của căn hộ đó khi quản lý hoặc giao dịch trên thị trường bất động sản.
Các tiêu chuẩn để phân hạng nhà chung cư được quy định tại điều 5 trong Thông tư 31/2016/TT-BXD. Bao gồm:
- Nhóm tiêu chuẩn về quy hoạch – kiến trúc.
- Nhóm tiêu chuẩn về hệ thống, thiết bị kỹ thuật.
- Nhóm tiêu chuẩn về dịch vụ, hạ tầng xã hội.
- Nhóm tiêu chuẩn về chất lượng, quản lý, vận hành.
Dựa trên các tiêu chuẩn này, người ta phân ra 3 hạng nhà chung cư: hạng A, B, C.
(Tiêu chuẩn chi tiết Trong phần phụ lục 01, 02 của Thông tư số 31/2016/TT-BXD đã ghi chi tiết về các tiêu chuẩn của các hạng căn hộ chung cư).
5.   Phân biệt chung cư và căn hộ:

 

Căn hộ

Chung cư

Quy mô, diện tích

  • Diện tích lớn

  • Có nhiều tiện ích như: cảnh quan, dịch vụ,...

  • Diện tích nhỏ hơn, đơn giản hơn

Quyền sở hữu

  • Người mua căn hộ sẽ là chủ sở hữu và được cấp sổ hồng

  • Không có quyền sở hữu, các căn chung cư thường có chung một chủ sở hữu chẳng hạn như công ty quản lý

Giá trị tài sản

  • Có giá trị đắt hơn

  • Có giá trị thấp hôn căn hộ


 

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !