Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA ÁN LỆ

  1. Án lệ là gì?

Tại Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP có quy định chi tiết về khái niệm của án lệ. Cụ thể, tại Điều 1 Nghị quyết này có nêu rõ “Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.” 

Theo đó, có thể thấy rằng, pháp luật Việt Nam đã xây dựng một cách khá đầy đủ về thuật ngữ án lệ. Qua đó có thể hiểu rằng, án lệ không phải là toàn bộ bản án hay quyết định của Tòa án mà chỉ là những nội dung chứa đựng những sự kiện pháp lý hay những vấn đề, chỉ ra nguyên tắc hoặc quy phạm pháp luật cần áp dụng hoặc lý do để

Tòa đưa ra những phán quyết.

  1. Điều kiện để trở thành án lệ

Tuy nhiên, không phải bất kì một phán quyết nào có hiệu lực pháp luật từ Tòa án cũng có thể được xem là án lệ. Để có thể được xem là án lệ, quyết định của Tòa án cần phải thỏa một số điều kiện theo quy của pháp luật tại Điều 2 của Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP.

Thứ nhất, chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể;

Thứ hai, có tính chuẩn mực;

Thứ ba, có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết như nhau.

  1. Giá trị pháp lý của án lệ

Thứ nhất, án lệ mang tính thực tiễn cao

Dựa vào thực tế, án lệ giải quyết những vấn đề bằng những kinh nghiệm thực tiễn sẵn có chứ không phải bằng những lý thuyết chung cung trừu tượng.

Thứ hai, án lệ có khả năng khắc phục những lỗ hổng pháp luật một cách nhanh chóng và kịp thời.

Đời sống luôn luôn vận động và phát triển, tuy nhiên các hệ thống quy phạm pháp luật lại mang tính ổn định. Điều này có thể dẫn đến một hệ quả, đó là pháp luật có thể lạc hậu hoặc có thể sẽ thiếu sót những kinh nghiệm thực tế để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống cùng với sự phát triển đó.

Để hạn chế cũng như hạn chế được tình trạng đó, các nhà làm luật cũng đã đưa ra những biện pháp như áp dụng các án lệ.

Trong lĩnh vực về dân sự, để hạn chế được tình trạng thiếu pháp luật thành văn, các nhà làm luật cũng đưa ra những biện pháp cụ thể như áp dụng tập quán hoặc áp dụng tương tự quy định pháp luật. Cả hai cách thức này đều có hình thành án lệ.

Thứ ba, án lệ thể hiện tính khách quan và công bằng. 

Kết quả trong án lệ đưa ra là kết quả của quá trình đưa ra những lý lẽ và tranh luận lâu dài giữa các bên trong vụ việc, giữa các thẩm phán trong hội đồng xét xử, giữa những thẩm phán sau với những thẩm phán trước đó một cách khách quan và công bằng.

Có thể thấy, án lệ là một hình thức áp dụng mà các nhà làm luật ưu tiên áp dụng bởi lẽ án lệ mang những kinh nghiệm thực tế chứ không chỉ đơn giản là những lý thuyết trừu tượng. Bên cạnh đó, án lệ còn mang những giá trị pháp lý mang nhiều tính tích cực cho việc áp dụng của các nhà luật gia.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !