Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

NHẶT ĐƯỢC CỦA RƠI ĐEM TRẢ CÓ ĐƯỢC THƯỞNG KHÔNG?

1. Tại sao khi nhặt được của rơi phải trả lại?


Căn cứ Điều 230 Bộ luật dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên như sau:


“1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu”.

 

Như vậy khi nhặt được của rơi thì phải thông báo hoặc giao nộp tài sản nhặt được cho cơ quan có thẩm quyền gần nhất vì nếu nhặt được của rơi mà không trả lại sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.


2. Nhặt được của rơi đem trả có được thưởng không?


Không phải mọi trường hợp nhặt được tài sản bị bỏ rơi, đánh mất đều được nhận tiền thưởng mà phải căn cứ theo Điểm b Khoản 2 Điều 230 Bộ luật Dân sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về trường hợp người nhặt được của rơi đem trả được nhận tiền thưởng gồm:


- Tài sản nhặt được là di tích lịch sử, văn hóa. Khi đó, người nhặt được sẽ được hưởng tiền thưởng do Nhà nước trao tặng theo quy định tại Điều 30 Nghị định 29/2018/NĐ-CP như sau:


STT

Giá trị của tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên

Tỷ lệ thưởng khi trả lại tài sản (dựa trên giá trị của tài sản)

1

Đến 10 triệu đồng

30%

2

Từ trên 10 - 100 triệu đồng

15%

3

Từ trên 100 triệu đồng - 01 tỷ đồng

7%

4

Từ trên 01 - 10 tỷ đồng

1%

5

Trên 10 tỷ đồng

0,5%


Sau khi nhận được tài sản, chủ sở hữu tài sản tặng cho người nhặt được một số tiền thưởng nhất định. Số tiền thưởng trong trường hợp này sẽ do người nhặt được và chủ sở hữu của tài sản đó thỏa thuận với nhau.

 

Sau 01 năm kể từ ngày thông báo về việc nhặt được tài sản bị bỏ rơi, đánh mất mà không tìm được hoặc xác định được chủ sở hữu là ai thì người nhặt được có thể được hưởng một số tiền như sau:

 

- Giá trị tài sản bị đánh rơi nhỏ hơn hoặc bằng 10 lần mức lương cơ sở (từ 01/7/2023, 10 lần mức lương cơ sở là 18,0 triệu đồng) thì người nhặt được sẽ được trở thành chủ sở hữu của tài sản đó.

 

- Giá trị tài sản nhặt được lớn hơn 10 lần mức lương cơ sở (tương đương 18,0 triệu đồng tại thời điểm hiện tại) thì người nhặt được sẽ được nhận 10 lần mức lương cơ sở (tương đương 18,0 triệu đồng) và 50% giá trị của phần vượt quá 10 lần mức lương cơ sở sau khi đã trừ đi chi phí bảo quản. Số tiền còn lại sẽ thuộc về Nhà nước.


3. Mức xử phạt khi nhặt được của rơi mà không trả lại?



Như đã nêu ở mục 1, nhặt được của rơi mà không trả lại sẽ bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự nếu người nhặt được không thuộc trường hợp được sở hữu tài sản bị đánh rơi. Cụ thể:

 

* Xử phạt vi phạm hành chính với người không trả lại tài sản nhặt được:

Theo Điểm đ Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng chống bạo lực gia đình thì người nào chiếm giữ trái phép tài sản của người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. 

Ngoài ra, người chiếm giữ trái phép tài sản còn buộc phải trả lại tài sản mà mình chiếm giữ trái phép.

* Xử lý hình sự với người không trả lại tài sản nhặt được:

Người chiếm giữ trái phép tài sản của người khác nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản tại Điều 176 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cụ thể:

- Khung 1: Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

- Khung 2: Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0983 198 382

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !