Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

PHẪU THUẬT THẨM MỸ CÓ CẦN LÀM LẠI CĂN CƯỚC CÔNG DÂN/ CHỨNG MINH NHÂN DÂN KHÔNG?

1. Khái niệm “Phẫu thuật thẩm mỹ”

 

Phẫu thuật thẩm mỹ là chuyên ngành ngoại khoa đặc biệt chuyên sâu từ nền tảng của phẫu thuật tạo hình nhằm thay đổi các hình thái giải phẫu trở nên cân đối hài hòa với khuôn mặt hay thân hình có các đường cong tuyệt mỹ. giúp bạn trở nên tự tin hơn trong giao tiếp cộng đồng. Loại phẫu thuật này thay đổi các tính chất như: hình dạng, kích cỡ, sự đối xứng.

 

Một số loại phẫu thuật tạo hình phổ biến có thể kể đến như: nâng mũi, nâng ngực, căng da mặt, tạo hình bụng, hút mỡ,...


2. Phẫu thuật thẩm mỹ có cần làm lại CMND/ CCCD hay không ?


Theo Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014 quy định nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân bao gồm đặc điểm nhận dạng của người được cấp thẻ ở mặt sau thẻ Căn cước công dân.


Ngoài ra, khoản 1 điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định, thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây: 


Các trường hợp quy định tại mục 1;


1. Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

2. Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên;

3. Thay đổi đặc điểm nhân dạng;

4. Xác định lại giới tính, quê quán;

5. Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

6. Khi công dân có yêu cầu.


Như vậy, khi đối chiếu với trường hợp thứ 3, nếu như việc phẫu thuật thẩm mỹ làm thay đổi đặc điểm nhận dạng của một người thì phải cấp, đổi lại căn cước công dân, còn nếu tiểu phẫu mà không thay đổi đáng kể thì không cần làm lại thẻ CMND/CCDC


3. Thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân


* Những giấy tờ cần thiết trong trường hợp cấp đổi, cần mang theo:


- Sổ hộ khẩu (bản chính).


- Giấy CMND/ CCCD  cũ.


- Nếu thông tin trên CMND/ CCCD cũ bị mờ thì có thêm 1 tờ đơn tự khai.


* Thủ tục đổi thẻ CCCD


Trình tự, thủ tục, thời hạn và nơi làm thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân được thực hiện theo quy định tại các Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Luật Căn cước công dân năm 2014, Điều 10 và Điều 11 của Thông tư số 59/2021/TT-BCA ngày 15/05/2021 của Bộ Trưởng Bộ Công an, cụ thể như sau:


Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ


Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền (theo quy định tại Điều 26 Luật Căn cước công dân năm 2014 và Điều 10 Thông tư số 59/2021/TT-BCA ngày 15/05/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an) đề nghị được cấp đổi thẻ Căn cước công dân.


Bước 2: Xử lý hồ sơ


Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp đổi thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.


Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân.


Tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có).

Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.


Bước 3: Trả Căn cước công dân


Tùy từng khu vực mà trong thời hạn 07 ngày làm việc đối với khu vực thành phố, thị xã; 20 ngày làm việc tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo và 15 ngày làm việc tại các khu vực còn lại thì cơ quan Công an có thẩm quyền sẽ trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp đổi thẻ Căn cước công dân. Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.


Lệ phí đổi thẻ Căn cước công dân là: 50.000 đồng/thẻ theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 59/2019/TT-BTC ngày 30/08/2019 của Bộ Tài chính. Riêng từ ngày 01/07/2023 đến ngày 31/12/2023 thì lệ phí đổi thẻ Căn cước công dân chỉ có 25.000 đồng/thẻ theo quy định tại Thông tư số 44/2023/TT-BTC ngày 29/6/2023 của Bộ Tài chính.


* Cơ quan có thẩm quyền cấp CMND/CCCD


Theo Điều 27 Luật Căn cước công dân 2014 quy định thẩm quyền cấp lại thẻ căn cước công dân như sau:


"Điều 27. Thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân


Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân."


Đối chiếu quy định trên, như vậy, cơ quan có thẩm quyền giải quyền giải quyết cấp lại căn cước công dân cho bạn là Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an.


4. Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân


Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Luật Căn cước công dân 2014, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:


- Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;


- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;


- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;


- Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

(Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014)

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !