Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI?


1. Thừa kế có yếu tố nước ngoài là gì? 

Thừa kế có yếu tố nước ngoài theo Bộ luật Dân sự 2015 là quan hệ thừa kế có ít nhất một bên chủ thể là cá nhân; pháp nhân nước ngoài; căn cứ xác lập, thay đổi; chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài; tài sản thừa kế ở nước ngoài.

Quan hệ thừa kế này được căn cứ vào các yếu tố sau:

  • Các bên tham gia quan hệ thừa kế (có thể một hoặc hai bên) là người nước ngoài; pháp nhân nước ngoài;

  • Đối tượng của quan hệ thừa kế là di sản ở nước ngoài;

  • Sự kiện pháp lý làm phát sinh; thay đổi; chấm dứt quan hệ thừa kế xảy ra ở nước ngoài; theo pháp luật nước ngoài.

2. Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là gì?

Từ định nghĩa trên có thể hiểu rằng các trường hợp Tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài sẽ bao gồm:

  • Người để lại tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài

  • Người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài

  • Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ thừa kế là theo pháp luật nước ngoài.

  • Tài sản thừa kế ở nước ngoài.

Các tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài thường xoay quanh các vấn đề như xác định người thừa kế, hàng thừa kế, di sản thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, người quản lý tài sản thừa kế.

3. Giải quyết tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam

Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015, vấn về về thừa kế có yếu tố nước ngoài được quy định như sau:

1. Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.

2. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”

Có 2 hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

          Thừa kế theo di chúc

Để việc thừa kế theo di chúc được thực hiện thì di chúc phải có hiệu lực.

Căn cứ theo Điều 681 Bộ luật dân sự 2015 quy định về năng lực và hình thức di chúc để di chúc có hiệu lực trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế.


Về năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.

Về hình thức:

- Xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập.

- Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;

- Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;

- Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.

- Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật

Theo pháp luật Việt Nam người để lại di sản thừa kế không có di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực thì thừa kế sẽ được chia theo hàng thừa kế theo Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015 cụ thể:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !