1. “Chuồng cọp” là gì?
“Chuồng cọp” là việc lắp đặt lưới sắt, lồng sắt; hiện rất phổ biến tại các chung cư cao tầng. Nếu như vài năm trước, đây được coi là biện pháp tăng diện tích sử dụng cho các căn hộ chật hẹp tại các chung cư cũ thì hiện nay, nó đã trở thành phong trào ở các chung cư mới, hiện đại nhằm phòng trộm hơn là ăn gian diện tích.
Mặc dù "chuồng cọp" mang lại lợi ích về mặt an ninh và không gian sống, nhưng cũng có nhiều ý kiến phản đối, đặc biệt là liên quan đến an toàn của công trình và tính mạng của cư dân trong trường hợp hỏa hoạn xảy ra. Các nghi ngờ về khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của người dùng khiến cho "chuồng cọp" trở thành đối tượng tranh cãi. Việc này đặt ra thách thức về việc cân nhắc kỹ lưỡng giữa việc tối ưu hóa không gian sống và bảo đảm an toàn tối đa cho cư dân.
2. Thế nào được coi là tự ý cơi nới
Hành vi tự ý cơi nới nhà có thể được hiểu là hành vi thay đổi kết cấu của căn nhà cũ (căn hộ tập thể, căn hộ chung cư thương mại, nhà ở riêng lẻ khác…), làm gia tăng diện tích sử dụng ở khoảng không phía trên diện tích đất xây dựng.
Trừ việc cải tạo, sửa chữa mà không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của căn hộ, phù hợp quy hoạch xây dựng, các trường hợp cải tạo nhà tập thể cũ, chung cư cũ, nhà ở riêng lẻ cũ đều phải xin giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật.
Dưới góc độ pháp lý, hành vi tự ý cơi nới, xây mới diện tích nhà ở, công trình phục vụ nhà ở mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép là hành vi vi phạm pháp luật xây dựng.
3. Mức xử phạt khi tự ý cơi nới chuồng cọp
Hành vi xây dựng, cơi nới, và lấn chiếm diện tích, không gian đang thuộc quản lý và sử dụng hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, cũng như khu vực công cộng và khu vực sử dụng chung, là vi phạm nghiêm trọng được quy định tại khoản 11, Điều 12 của Luật Xây dựng 2014. Căn cứ theo quy định tại Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, vi phạm này có thể bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng, cho các hành vi sau đây:
- Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian xung quanh, hoặc lấn chiếm các phần thuộc sở hữu chung, hoặc các phần thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức;
- Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư;
- Sử dụng phần diện tích và trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào mục đích sử dụng riêng;
- Sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc sử dụng phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp.
Trong khi đó trường hợp nếu việc cơi nới này xâm phạm đến diện tích đang thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của tổ chức, cá nhân, cơ quan khác hoặc khu vực công cộng (ví dụ sân chung của tập thể…) thì mức phạt tối đa có thể lên đến 120 triệu đồng.
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, xử phạt đối với hành vi xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung như sau:
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ.
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác...
Ngoài những mức phạt nêu trên, biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với việc cơi nới trong cả hai trường hợp trên là tháo dỡ phần công trình xây dựng vi phạm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi tự ý cơi nới “chuồng cọp”
Căn cứ theo khoản 10 Nghị định 16/2022/NĐ-CP thì hành vi tự ý cơi nới chuồng cọp không chỉ bị xử phạt mà tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể chịu một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả, được quy định chi tiết như sau:
+ Buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;
+ Buộc phải phá dỡ công trình, hoặc phần công trình xây dựng vi phạm;
+ Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng;
+ Buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng;
+ Các biện pháp khác được quy định chi tiết trong Nghị định.
Do đó, trong trường hợp vi phạm do hành vi tự ý cơi nới "chuồng cọp", người thực hiện hành vi này sẽ phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên. Điều này nhấn mạnh vào trách nhiệm của người vi phạm không chỉ trong việc trả phạt mà còn trong việc phục hồi tình trạng và môi trường bị ảnh hưởng.
LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:
Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Hotline: 0983 198 382
Email: luatkhangtri@gmail.com
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.