Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

Quyền thừa kế của con riêng và con chung trong gia đình có sự khác biệt gì?

 

Trong xã hội hiện đại, vấn đề thừa kế tài sản sau khi người thân qua đời luôn là một vấn đề nhạy cảm và phức tạp, đặc biệt đối với những gia đình có thành viên là con riêng và con chung. Quyền thừa kế của hai nhóm đối tượng này có những điểm giống và khác nhau như thế nào, luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Vậy hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
1. Quyền thừa kế là gì?

Quyền thừa kế là một lĩnh vực pháp luật dân sự, bao gồm toàn bộ các quy định về việc chuyển giao tài sản của người đã mất cho những người còn sống. Theo đó, thừa kế là quá trình pháp lý mà thông qua đó, tài sản của người chết sẽ được phân chia và chuyển giao cho những người có quyền thừa kế theo quy định của pháp luật hoặc theo ý nguyện của người đã mất thể hiện trong di chúc. Quy trình này không chỉ xác định ai sẽ là người nhận được tài sản mà còn quy định rõ ràng quyền, nghĩa vụ và các thủ tục pháp lý liên quan của người thừa kế.
2. Sự khác nhau giữa con riêng và con chung là gì? 

Con chung là kết quả của tình yêu và sự gắn kết giữa hai người. Pháp luật bảo vệ quyền lợi của con chung bằng cách quy định rõ ràng trách nhiệm của cả cha và mẹ đối với sự phát triển toàn diện của bé. Dù cha mẹ có kết hôn hay không, con chung vẫn có quyền được hưởng đầy đủ sự chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục từ cả hai.

Đối với con riêng thì hiện nay, pháp luật Việt Nam không còn sử dụng khái niệm "con riêng" hoặc "con ngoài giá thú". Thay vào đó, pháp luật quy định chung về quyền và nghĩa vụ của con cái, bất kể hoàn cảnh ra đời. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn, ta có thể hiểu "con ngoài giá thú" là đứa trẻ được sinh ra khi cha mẹ chưa kết hôn hoặc chưa đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Điều này bao gồm các trường hợp: con sinh ra trước khi cha mẹ kết hôn, con sinh ra khi cha mẹ đã có vợ/chồng khác hoặc con sinh ra khi cha mẹ không đủ điều kiện kết hôn.
3. Quyền thừa kế của con riêng và con chung trong gia đình có sự khác biệt gì?

Theo Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:

“Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

Bên cạnh đó, theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

“Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Căn cứ trên quy định hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Như vậy, hiện nay pháp luật không có sự phân biệt con đẻ và con riêng của người mất khi hưởng thừa kế theo pháp luật. Cho nên, trường hợp người mất không để lại di chúc thì con đẻ và con riêng của người mất được hưởng di sản thừa kế như nhau. Đây Một trong quy định quan trọng trong luật thừa kế nó khẳng định quyền bình đẳng của tất cả các con. Bất kể là con chung trong hôn nhân hay con riêng, tất cả đều có quyền thừa kế tài sản của cha mẹ mình. Điều này có nghĩa là, khi cha mẹ qua đời, tài sản của họ sẽ được chia đều cho các con, trừ khi có di chúc hoặc có những quy định đặc biệt khác trong pháp luật. Từ đó, thể hiện rõ quan điểm bình đẳng giới và bảo vệ quyền trẻ em. Đồng thời, việc quy định tất cả các con đều có quyền thừa kế như nhau đã góp phần đảm bảo công bằng xã hội và tạo ra một môi trường pháp lý lành mạnh cho các gia đình.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0983 198 382

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !