Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

BÍ MẬT VỀ NHÂN THÂN LÀ GÌ? BÍ MẬT VỀ NHÂN THÂN KHÔNG THỂ BẢO HỘ VỚI DANH NGHĨA BÍ MẬT KINH DOANH ĐÚNG KHÔNG?

1. Quy định về bí mật nhân thân và bí mật kinh doanh 

Bí mật nhân thân

Căn cứ theo quy định hiện hành Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản liên quan không định nghĩa cụ thể về bí mật về nhân thân. Tuy nhiên, tại Mục 2 Bộ luật Dân sự 2015 có đề cập quyền nhân thân của mỗi cá nhân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác và bao gồm các quyền sau:

(1) Quyền có họ, tên (Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015);

(2) Quyền thay đổi họ (Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015);

(3) Quyền thay đổi tên (Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015);

(4) Quyền xác định, xác định lại dân tộc (Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015);

(5) Quyền được khai sinh, khai tử (Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015);

(6) Quyền đối với quốc tịch (Điều 31 Bộ luật Dân sự 2015);

(7) Quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015);

(8) Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể (Điều 33 Bộ luật Dân sự 2015);

(9) Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015);

(10) Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác (Điều 35 Bộ luật Dân sự 2015);

(11) Quyền xác định lại giới tính (Điều 36 Bộ luật Dân sự 2015);

(12) Chuyển đổi giới tính (Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015);

(13) Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình (Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015);

(14) Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình (Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015).

Như vậy, bí mật về nhân thân có thể được hiểu là bí mật của cá nhân liên quan đến 14 quyền nhân thân được đề cập tại Mục 2 Bộ luật Dân sự 2015. Đây là những quyền lợi cơ bản và quan trọng nhằm bảo vệ và đảm bảo sự tự do, quyền lợi và danh dự của mỗi người dân trong xã hội.

Bí mật kinh doanh 

Căn cứ theo khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) quy định thì bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh .

2. Thông tin được bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh phải đáp ứng điều kiện nào?

Căn cứ tại Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ như sau:

Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ

Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.”

Ngoài ra theo Điều 85 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh.

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh

Các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:

1. Bí mật về nhân thân;

2. Bí mật về quản lý nhà nước;

3. Bí mật về quốc phòng, an ninh;

4. Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.”

Theo đó, bí mật kinh doanh được bảo hộ cần đáp ứng các điều kiện chung sau:

- Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

- Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Như vậy, theo quy định trên bí mật về nhân thân là một trong các bí mật không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh.

3. Hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh?

Các hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh được quy định tại Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 20220) , cụ thể gồm các hành vi sau:

- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

- Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

- Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;

- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

- Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;

- Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 49 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022.

Lưu ý: Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022) bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh.


LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !